Lên ngôi Ung_Chính

Tranh đoạt Trữ vị

Dận Chân khi còn là Ung Thân vương.

Năm Khang Hi thứ 47 (1708), Khang Hi Đế lần đầu phế truất Thái tử Dận Nhưng. Trong quá trình đề cử tân Thái tử, Dận Chân kiên trì kiến nghị phục vị cho Dận Nhưng, đồng thời cùng Hoàng bát tử Dận Tự có quan hệ tốt đẹp.

Năm Khang Hi thứ 48 (1709), Khang Hi Đế phục lập Dận Nhưng trở lại làm Hoàng thái tử, cùng năm đó Hoàng tứ tử Dận Chân được chính thức phong tước hiệu Ung Thân vương (雍親王). Bắt đầu từ đây, các Hoàng tử bắt đầu kéo bè cánh, tranh đoạt lập mưu với Trữ vị bắt đầu gia tăng.

Hoàng thái tử Dận Nhưng sau khi được phục vị, quyết định kéo bè phái nhằm củng cố vị trí cho mình, điều này khiến Khang Hi Đế lần nữa thất vọng, mà quyết định phế truất Thái tử vào năm thứ 50 (1711), và hạ lệnh bất kì ai khuyên phục lập Dận Nhưng đều sẽ bị trị tội.

Điều này đã dẫn đến sự phân chia trong triều đình nhằm tranh giành vị trí Thái tử bị bỏ trống, sự chia rẽ giữa những người ủng hộ Hoàng tam tử Dận Chỉ, Dận Chân, Hoàng bát tử Dận Tự và Hoàng thập tứ tử Dận Trinh (em ruột của Dận Chân). Trong số các hoàng tử trên, Dận Tự được sự ủng hộ nhiều nhất từ các quan lại. Dận Tự cùng Dận Trinh "Hư hiền hạ sĩ", liên lạc nhân sĩ khắp nơi, rất có ý đồ. Vì điều này mà Dận Tự đã bị Khang Hi trách cứ. [5] Hoàng thập tứ tử Dận Trinh vào năm Khang Hi thứ 57 (1718) được phong "Phủ Viễn Đại tướng quân vương", xuất chinh Tây Bắc, chỉ huy hai đạo quân Thanh ổn định thế cụ Tây Tạng, danh tiếng càng ngày càng lên cao, có khả năng tranh đoạt Trữ vị. Hoàng tam tử Thành Thân vương Dận Chỉ vâng mệnh vỡ lòng Dưỡng Trai quá, xung quanh tụ tập một đám người có học thức. Ông cũng có dã tâm tranh đoạt Trữ vị, đến nỗi sau khi Dận Nhưng bị phế truất, ông luôn tự cho mình là Trữ quân tiếp theo. [6] Khi Khang Hi mất vào tháng 11 năm 1722, việc phân chia quyền vị ngai vàng chỉ còn lại ba Hoàng tử, sau khi Dận Tự chuyển sang ủng hộ Hoàng thập tứ tử Dận Trinh, đó là: Dận Chỉ, Dận Chân và Dận Trinh.

Dận Chân giỏi về trị quốc, hiểu được giấu tài. Ông tôn sùng Phật giáo, tự xưng "Thiên hạ đệ nhất nhàn nhân", giữ hòa khí với các huynh đệ, bên cạnh đó lại liên kết chặt chẽ với những người có thế lực như Long Khoa ĐaNiên Canh Nghiêu, thu phục nhân tâm. Đồng thời, ông còn chú ý thể hiện sự hiếu thuận đối với Khang Hi Đế, dâng lên Bản đồ Tây Tạng do chính ông vẽ, giành được sự tin tưởng của Khang Hi.

Năm Khang Hi thứ 60 (1721), Dận Chân nhân kỉ niệm 60 năm đăng cơ của Khang Hi Đế, hướng Thịnh Kinh tế cáo tổ lăng. Hồi kinh tham gia Cống sĩ thi hội bài thi phúc tra sự vụ, Đông chí tuân mệnh đại Khang Hi Đế nam giao tế thiên. Năm sau, thanh tra kinh thành, liên kết hai thương khố, lại vân mệnh Đông chí tế thiên. Việc này đối với Dận Chân rất trọng đại, một là bởi vì ông nhiều lần tùy tùng tuần du, ra ngoài làm thay chính vụ, khiến cho ông có cơ hội hiểu biết các nơi kinh tế sản vật, sông núi thủy lợi, phong tục dân gian, tôn giáo tín ngưỡng, lấy được dân sự trực tiếp tư liệu, hai là quan sát Khang Hi Đế xử lý chính sự, khảo tra địa phương hành chính cùng lại trị, rèn luyện xử lý chính sự năng lực. Hai phương diện này đối với ngày sau Dận Chân sử lý quốc sự đều có ý nghĩa thực tế rất lớn.

Lên ngôi chính thống

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), con trai thứ tư của Dận Chân là Hoằng Lịch tròn 12 tuổi, Khang Hi Đế đến Viên Minh Viên dự tiệc dùng thiện. Sau khi Càn Long đăng cơ, "Cao Tông Thuần Hoàng đế" có ghi chép lại, Khang Hi Đế vì Hoằng Lịch mà đến Viên Minh Viên dự tiệc, còn khen sinh mẫu Hoằng Lịch là người có phúc. Nhưng trong "Thánh Tổ Nhân Hoàng đế thực lục" lại không có ghi chép gì về việc Khang Hi Đế yêu thích mẹ con Hoằng Lịch hay sách phong Thế tử, Phúc tấn gì để ban thưởng.

Ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà ở Sướng Xuân viên.

Ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), theo di chiếu, Hoàng tứ tử Ung Thân vương Dận Chân kế vị. Bắt đầu sang năm (1723) dùng niên hiệuUng Chính (雍正). Chữ [Ung Chính], xuất phát từ chữ "Ung", nghĩa là "hòa thuận"; và chữ "Chính", nghĩa là "ngay thẳng" hay "chính thống".

Ngay lập tức sau khi lên ngôi, Ung Chính Đế đã chọn ra các quân cơ đại thần vào Quân Cơ viện, bao gồm: Hoàng bát tử Dận Tự, Hoàng thập tam tử Dận Tường, Trương Đình Ngọc, Mã VệLong Khoa Đa. Dận Tự được phong làm Liêm Thân vương, còn Dận Tường được phong làm Di Thân vương, cả hai đều được giữ những vị trí cao trong triều.

Ung Chính còn đặc biệt đưa Hoằng Quế, Hoằng Hân (con trai của Dận Nhưng) và Vĩnh Kính (cháu nội Dận Nhưng) vào cung nuôi dưỡng, nhận làm Dưỡng tử. Đây cũng là sau khi Càn Long Đế lên ngôi chính miệng thừa nhận.

Đồn đãi tranh luận

Di chiếu của Khang Hi Đế.

Vào thời điểm Khang Hi Đế qua đời, Hoàng tử thứ 14 là Dận Trinh lúc này là "Phủ Viễn Đại tướng quân" (撫遠大將軍), đang phải chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc. Một số nhà sử học cho rằng, việc này là để huấn luyện khả năng cầm quân của Hoàng đế tương lai; một số khác lại cho rằng việc này nhằm bảo đảm chuyện lên ngôi trong hòa bình của Dận Chân. Chính Hoàng tử Dận Chân đã tiến cử Dận Trinh vào vị trí này chứ không phải Dận Tự, Vị trí này được xem như là của người kế vị Khang Hi, cho vị trí Thái tử đã bỏ trống suốt gần 7 năm.

Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, Hoàng đế Khang Hi đã gọi lại bên giường của mình 7 vị Hoàng tử và Cửu môn đề đốc Long Khoa Đa, người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng. Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi.

Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi k‎í tự. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ "thập tứ" (十四) thành chữ "vu tứ" (于四, vu nghĩa là "cho"), một số khác cho rằng từ "thập tứ" thành "đệ Tứ" (第四). Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ "vu" (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại Nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ "於". Tiếp đó, phong tục của Nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng tiếng Mãn Châu và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hi. Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chính Đế không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác.

Việc đầu tiên khi làm vua của Ung Chính là ông đã thả Hoàng tử thứ 13, Dận Tường, người cùng ông chiến đấu bao năm khi còn là Hoàng tử. Dận Tường bị vua cha giam cầm cùng lúc với Thái tử Dận Nhưng. Một số nguồn tư liệu đã ghi lại rằng, Dận Tường, vị Hoàng tử nắm giữ hầu hết quân đội, đã điều một đội quân trong Bắc Kinh từ Phong Đài đến bao vây và kiểm soát Tử Cấm Thành và một số vùng xung quanh, hành động này nhằm ngăn chặn mọi phản kháng từ phía Hoàng tử Dận Tự. Ung Chính đã cảm thấy bất an và rất buồn khi cha qua đời, và biết rằng sẽ là một áp lực và trọng trách lớn khi ông thừa kế ngai vàng của cha. Hơn nữa, sau khi di chiếu được tuyên bố, Dận Chân đã ra lệnh cho các trọng thần (Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa và Dận Chỉ) và con trai là Hoằng Lịch dẫn các Hoàng tử còn lại làm lễ Tam bái - Cửu chào đối với vị Hoàng đế mới. Vào ngày hôm sau, Ung Chính đã ra một khẩu dụ điều Dận Trinh trở về Giang Tô, đồng thời phong tặng mẹ danh phong Thiên hoàng Thái hậu vào lúc Dận Trinh đến dự lễ tang tiên hoàng.

Trong bản tóm tắt tiểu sử toàn diện nhất về Hoàng đế Ung Chính của học giả Phùng Nhĩ Khang, tác giả đã nhìn nhận việc kế ngôi của Ung Chính bằng một nhãn quan mới mẻ. Phùng Nhĩ Khang viết rằng vẫn còn một số nghi ngờ từ di chiếu bị thất lạc hay ngày được ban hành, song đa số các luận điểm chứng tỏ rằng Ung Chính đã thành công trong việc lên ngai vàng một cách hợp lẽ, dẫu cho ông cũng đã có sử dụng quân đội trong một số trường hợp cần thiết. Hoàng tử thứ 8 là Dận Tự đã bỏ cả đời để chiêu nạp các quan viên, thuộc hạ bằng con đường hối lộ, và những ảnh hưởng của Dận Tự đã liên quan đến chính bíến Phong Đài.

Ngoài ra, Phùng Nhĩ Khang cũng cho rằng:

Mặc dù chúng ta không hoàn toàn chắc chắn điều gì đã xảy ra với sự kế vị, cũng như bên nào đúng bên nào sai, nhưng có lý do để nói rằng các thế lực chính trị chống lại Ung Chính đã làm nhiều điều mờ ám đằng sau ‎nhằm phủ lên vương triều Ung Chính một bức tranh đen tối; truyền thống hoàng gia Trung Hoa đã dẫn đến những suy nghĩ tin tưởng rằng toàn bộ công lao cai trị của Ung Chính có thể bị phủ định bởi vì sự kế vị của ông không do di mệnh của tiên hoàng, người nắm đặc quyền quyết định tối cao.

Ngoài ra, học giả Phùng Nhĩ Khang cho rằng Khang Hi đã phạm một sai lầm to lớn khi để các con của mình lao vào trò chơi chính trị quá nhiều, và đặc biệt là trong hoàn cảnh chiếc ghế Thái tử bị bỏ trống, do đó một cuộc quyết chiến giành ngôi vua, bao gồm cả việc chiếm đoạt nếu có thể, là một kết quả không thể tránh khỏi trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vì thế, thậm chí sẽ là một sai lầm to lớn hơn nữa khi đánh giá một nhà cai trị đơn giản thông qua cách mà ông ta đạt đến quyền lực. Có một điều chắc chắn là sau này Hoàng đế Ung Chính đã bảo đảm rằng quá trình chuyển giao quyền lực cho người kế vị mình diễn ra thuận lợi, không như trường hợp của chính ông.

Liên quan